ZIGBEE – CÔNG NGHỆ KHÔNG DÂY CHO SMARTHOME
ZigBee là một tiêu chuẩn mở toàn cầu cho công nghệ không dây được thiết kế để sử dụng tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số năng lượng thấp cho các mạng khu vực cá nhân – PAN (Personal Area Network) được ZigBee Alliance phát triển vào năm 1998.
Công nghệ ZigBee được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn 802.15.4 của tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Các tiêu chuẩn ZigBee được bảo trợ bởi 1 nhóm liên minh ZigBee. Liên minh này có hơn 150 thành viên, một số trong số đó là những bảo trợ chính và có ảnh hưởng quyết định đến tiêu chuẩn của ZigBee, bao gồm Ember, Honeywell, Invensys, Mitsubishi, Motorola, Philips, và Samsung. Liên minh ZigBee cân nhắc đến nhu cầu của người sử dụng, nhà sản xuất và các nhà phát triển hệ thống để nâng cao tiêu chuẩn ZigBee.
ZigBee: một giải pháp tuyệt vời trong ứng dụng điều khiển giám sát không dây. Zigbee có thể đáp ứng được các ứng dụng yêu cầu cao, phức tạp, khắc phục được các mặt hạn chế của các công nghệ truyền thông không dây khác như:
– Dễ dàng lắp đặt
– Khả năng kết nối rộng, mở rộng nút mạng lên tới 65.000 nút
– Tiết kiệm năng lượng, công suất tiêu thụ thấp
– Truyền thông với độ bảo mật tin cậy cao
– Kết nối hệ thống nhanh
– Hoạt động ổn định, chống nhiễu tốt: Zigbee được ứng dụng đầu tiên trong công nghiệp, đây là môi trường cần đòi hỏi tính ổn định cao, khả năng kháng nhiễu tốt
CÔNG NGHỆ NHÀ THÔNG MINH CHUẨN ZIGBEE
Đồng bộ hóa tất cả các thiết bị nhà thông minh là điều không dễ dàng và nó đòi hỏi một ngôn ngữ chung để liên kết với vô số công nghệ từ các nhà sản xuất khác nhau. Và đó là lúc Zigbee trổ tài – một trong những giao thức hàng đầu trong việc giúp công nghệ nói chuyện với nhau.
SƠ ĐỒ ĐIỂN HÌNH CHO NHÀ THÔNG MINH – ZIGBEE
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG ZIGBEE
Ưu điểm: | Hạn chế: |
– Giá thành rẻ hơn, dễ dàng thay đổi, nâng cấp: So với hệ KNX thì hệ thống điều khiển không dây có giá thành đầu tư rẻ hơn rất nhiều lần, nhiều đơn vị cung cấp và sản xuât trực tiếp tại Việt Nam nên dễ dàng tìm kiếm sản phẩm thay thế, nâng cấp, chi phí bảo trì và vận hành hệ thống cũng rẻ hơn rất nhiều.
– Lắp đặt dễ dàng, thương thích với mọi ngôi nhà dù xây mới hay đang sử dụng: Sử dụng các kết nối không dây nên hệ thống không đòi hỏi phải đục tường, can thiệp vào hệ thống điện hay thay đổi kết cấu kiến trúc ngôi nhà hay đòi hỏi hệ thống tủ điều khiển phức tạp, cồng kềnh. Người sử dụng cũng có thể tự sửa chữa khắc phục 1 số vấn đề đơn giản mà không cần đến đội ngũ chuyên gia lành nghề. – Thời gian thi công nhanh hơn hệ thống KNX rất nhiều vì quá trình lắp đặt cắt giảm được khâu tốn thời gian và chi phí nhất là đi dây tín hiệu và bố trí hệ thống tủ trung tâm điều khiển. Hệ thống theo đó cũng gọn nhẹ hơn rất nhiều so với hệ KNX. |
– Tốc độ phản hồi: Tốc độ phản hồi nhìn chậm hơn so với hệ thống.
-Một số thiết bị đòi hỏi thay thế pin trong quá trình sử dụng: Vì là các thiết bị sử dụng kết nối không dây, các cảm biến của hệ điều khiển nhà thông minh không dây thường sử dụng pin. Thời gian một thiết bị cảm biến hoạt động thường khoảng 8-12 tháng (có thể cao hơn tùy loại thiết bị) là cần thay pin. -Tính an toàn mạng thấp, khó đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho các dự án hoặc các công trình có yêu cầu về hệ thống mạng. Khó triển khai ở các tòa nhà cao tầng: Có thể nói là không thể triển khai một hệ thống lớn hệ thống điều khiển không dây với cấp độ tòa nhà vì đặc tính của sóng không dây là suy hao theo môi trường vật cản. Tòa nhà có rất nhiều tầng phòng, nhiều các bức tường và kết cấu ngăn cách khiến cho lợi thế lúc này lại trở thành yếu điểm của hệ thống điều khiển nhà thông minh không dây. |